Thẻ tín dụng nội địa – Giải pháp chống tín dụng đen
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng nội địa và thẻ trả trước nội địa của các ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh khẳng định, việc các ngân hàng triển khai các loại thẻ mới này là dấu mốc quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm thẻ thanh toán, đồng bộ về quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, tương thích và đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, bảo mật trong thanh toán góp phần xây dựng, hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia.
![]() |
Thẻ tín dụng nội địa – Giải pháp chống tín dụng đen |
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, đây là lựa chọn phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại với mức phí hợp lý, từng bước đẩy lùi tín dụng đen.
Lý giải nguyên nhân người dân, nhất là người dân ở vùng sâu vùng xa vướng vào tín dụng đen, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam cho biết, một số người khi cần tiền khẩn cấp phải tìm đến tín dụng đen là do họ không tiếp xúc dịch vụ tài chính chính thức nào cả nên buộc phải tìm đến kênh phi chính thức. Nên với hai sản phẩm thẻ tín dụng nội địa sẽ giúp người dân có thêm sự lựa chọn. Khi có nhu cầu vốn thì họ sẽ tìm đến ngân hàng.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, với đối tượng sử dụng là người thu nhập trung bình và thấp như công nhân, nông dân và lao động tự do có thu nhập thấp, thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần thúc đẩy tài chính tiêu dùng phát triển và hạn chế tín dụng đen. Để đảm bảo khả năng chi trả của chủ thẻ, hạn mức chi tiêu qua thẻ tín dụng nội địa cần được giới hạn ở mức nhất định, như 1 tháng không quá 10 triệu đồng, không rút quá 3-5 lần/ngày và mỗi lần không quá 2 triệu đồng…
Ngân hàng tự động thúc đẩy tiến trình ngân hàng số
Theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng chuyển đổi số trong ngân hàng là một điều tất yếu và các nhà băng Việt vẫn đang nỗ lực để hiện thực hóa ước mơ một “ngân hàng số đúng nghĩa” trong tương lai.
Minh chứng là các nhà băng đang không tiếc tiền để đầu tư công nghệ, đổi mới dịch vụ, số hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, chính chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng hơn và với chi phí rẻ hơn.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long cho biết: Thông thường mỗi năm, một ngân hàng truyền thống trung bình chỉ mở được khoảng 5 – 6 phòng giao dịch, trong khi mô hình ATM hay LiveBank hoạt động gần như một phòng giao dịch tự động lại không bị giới hạn về tốc độ mở và thời gian phục vụ.
Hay như đối với ứng dụng tiết kiệm, tốc độ tăng trưởng khách hàng của ngân hàng tự động so với một chi nhánh truyền thống là 100 lần, khoảng 70.000 – 80.000 khách hàng mới/tháng; năng suất huy động cũng tăng đáng kể, khoảng 150 tỷ đồng/tháng…
Ngoài ra, LiveBank còn giúp chi phí giao dịch và vận hành ở mức thấp. Cụ thể, theo số liệu của một ngân hàng cho biết chi phí bình quân cho một giao dịch tại một chi nhánh truyền thống là khoảng 23.000 đồng, nhưng với LiveBank chi phí này chỉ còn hơn 11.000 đồng/giao dịch.
Chính vì vậy, ngân hàng tự động được dự đoán sẽ trở thành một xu thế tất yếu của các ngân hàng. Nơi người dùng được trải nghiệm mọi dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Theo Tuổi trẻ
>>> Sàn giao dịch cà phê Nairobi là gì?
>>> Giá thu mua cà phê 43.000 đồng/kg: HELENA.,JSC thu mua giá cao ngất ngưỡng hỗ trợ bà con sau dịch