
Theo một nhà khoa học đánh giá các nghiên cứu trong hai thập kỷ qua được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment: Lớp băng vĩnh cửu trên thế giới – vùng đất vẫn đóng băng quanh năm – đã ấm lên ở mức 0,3 đến 1,0 độ C mỗi thập kỷ kể từ những năm 1980, trong đó có vùng High Arctic, gồm nhiều khu vực ở Canada, đặc biệt là các đảo phía Bắc ghi nhận nền nhiệt độ tăng tới 3 độ C trong 40 năm qua.
Theo đánh giá của các nhà khoa học , điều đó đủ để làm tan băng phần lớn mặt đất đóng băng lâu năm. Hiện tại, một số con đường đang bị vênh và nền móng của các tòa nhà đang bị nứt ở miền bắc nước Nga, Alaska và Canada.
Theo báo cáo Dmitry Streletskiy, một nhà địa lý tại Đại học George Washington, cho biết. “Băng tan không giống như một trận động đất, mà là một quá trình tương đối chậm, vì vậy con người có đủ thời gian “để ngăn chặn một số thiệt hại.
Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết xu hướng này sẽ tiếp diễn khi biến đổi khí hậu gia tăng. Từ hình ảnh vệ tinh, họ ước tính rằng ít nhất 120.000 tòa nhà, 40.000 km đường và 9.500 km đường ống có thể gặp rủi ro, mối đe dọa đối với một số đường cao tốc của Canada, ệ thống đường ống xuyên Alaska và các thành phố Vorkuta, Yakutsk của Nga, và Norilsk.
Trong khi đó, các công trình, kiến trúc vẫn đang xây dựng ở Bắc Cực. Từ các hình ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở hạ tầng ven biển đã tăng 15%, tương đương 180 km vuông, kể từ năm 2000, theo một nghiên cứu khác được công bố năm ngoái trên tạp chí Environmental Research Letters. Theo nhà khoa học Annett Bartsch, một nhà nghiên cứu vùng cực của tổ chức nghiên cứu b.geos có trụ sở tại Áo, khoảng 70% sự tăng trưởng đó có liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, đặc biệt là trên Bán đảo Yamal của Nga và gần mỏ khí đốt Yamburg. và nhóm tư vấn.
Bartsch nói: “Có rất nhiều con đường và đường ray mới.
Các kỹ sư sử dụng một số chiến lược tốn kém khi xây dựng trên lớp băng vĩnh cửu. Ví dụ, họ đặt các đường ống chuyển nhiệt dọc theo các con đường và xây dựng nền móng để giúp giữ cho mặt đất đóng băng ổn định.
Chi phí bảo trì cho các cơ sở hạ tầng chính có thể tăng thêm 15,5 tỷ USD vào giữa thế kỷ này, nhưng vẫn không thể ngăn chặn thiệt hại khoảng 21,6 tỷ USD, theo ước tính thận trọng nhất của báo cáo đánh giá.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc theo dõi lượng carbon lâu ngày bị nhốt trong lớp băng vĩnh cửu, lo ngại rằng việc giải phóng carbon dioxide và khí mê-tan làm ấm lên khí hậu có thể đẩy thế giới đến với sự nóng lên toàn cầu.
Nhưng “tác động lên cơ sở hạ tầng đã xảy ra ngày nay,” Vladimir Romanovsky, nhà địa vật lý tại Đại học Alaska Fairbanks, người có nghiên cứu nằm trong số hơn 160 nghiên cứu được đánh giá trong tổng quan. “Nó cấp bách hơn nhiều đối với những người sống và làm việc trên lớp băng vĩnh cửu.