Giá phân bón tăng mạnh trở lại, người dân “hốt hoảng”: Vào đầu tháng 9 có dấu hiệu hạ nhiệt, giá phân bón các loại phân Urea, DAP, Kali… ở các tỉnh, thành phía Nam lại đang tăng mạnh trở lại khiến cho bà con nông dân vô cùng lo lắng.
Giá phân quay đầu tăng mạnh
Thông tin từ Agromonitor cho thấy, sau mấy tuần liên tiếp giảm, từ nửa cuối tháng 9, giá Urea đã tăng trở lại.
Cũng theo Agromonitor, trong mấy tuần qua, giá DAP tăng mạnh do nguồn cung nội địa và nhập khẩu đều hạn chế. Trong tháng 9, giá Kali ở Việt Nam tiếp tục tăng mạnh do giá thế giới tăng cao.
Một nguồn tin khác cho biết, ngày 30/9, ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên giá Urea trên thị trường đã ở mức từ 630.000-650.000 đồng/bao (12.600-13.000 đồng/kg), Kali miểng từ 590.000-640.000 đồng/bao (11.800-12.800 đồng/kg). Giá Ure, Kali, DAP trên thế giới đang tiếp tục lập đỉnh mới.
Ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn Vinacam, cho biết, sau khi Belarus, một nước xuất khẩu Kali lớn trên thế giới, bị Mỹ và Anh cấm vận, giá Kali tiếp tục tăng dựng đứng với các bản chào nhỏ giọt cho hàng xếp tháng 10, hàng hạt nhỏ ở mức 550 USD/tấn (giá CFR, thành giá vốn là 13.400.000 đồng/tấn) và hàng hạt lớn ở mức 620 USD/tấn CFR (thành giá vốn 14.500.000 đồng/tấn); các bản chào cho hàng xếp tháng 11 đã tiếp tục lên mức 600 USD/tấn CFR và 700 USD/tấn CFR lần lượt cho hàng hạt nhỏ và hạt lớn.
Phân DAP Trung Quốc được chào cho hàng rời nhập khẩu đường biển đã lên mức 730-750 USD/tấn CFR và với mức thuế nhập khẩu 5%, mức thuế phòng vệ thương mại trên 1 triệu đồng/tấn vẫn được duy trì như hiện nay, giá vốn hàng nhập mới đã lên trên 19 triệu đồng/tấn
Theo thống kê của Người Đồng Hành, giá phân ure Cà Mau và Phú Mỹ khu vực miền tây có giá bình quân 655.000 đồng/bao, tăng 45.000 đồng/bao 50 kg so với ngày 21/9; NPK Cà Mau và Phú Mỹ tăng 50.000 đồng/bao, NPK Bình Điền tăng 5.000 đồng/bao.
So với đầu năm, giá các loại phân ure, DAP, kali đều đã tăng từ 60% đến 80%, NPK tăng từ 19% đến 32%. Giá phân bón trong nước tăng cao trước việc giá phân bón thế giới cùng tăng và vụ Đông Xuân ở miền Nam sắp đến.
![]() |
Đơn vị: đồng/bao 50 kg |
Theo Chứng khoán Agriseco, nguyên nhân giá phân bón tăng cao đến từ tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, lưu huỳnh, ammoniac do sự đứt gãy nguồn cung bởi tác động của dịch bệnh Covid-19. Sau đó, nhu cầu phân bón trên thế giới phục hồi quá nhanh khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và đẩy mạnh tích trữ lương thực dẫn đến tình trạng cung không kịp đáp ứng.
Bên cạnh đó, mới đây Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, quốc gia này chiếm khoảng 40%-50% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã làm cho giá phân bón cả quốc tế lẫn trong nước tăng cao.
Trước diễn biến này, hàng loạt cổ phiếu phân bón tăng giá mạnh bất chấp thị trường trong xu hướng đi ngang, nhà đầu tư thận trọng khi mùa kết quả kinh doanh gần kề với những dự báo không khả quan.
Cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) tăng giá từ 30.500 đồng/cp lên vùng 35.000 đồng/cp trong 4 phiên giao dịch gần đây, thấp hơn 12,5% vùng giá cao thiết lập giữa tháng 8.
![]() |
Nguồn: TradingView |
>>> Giá phân bón tăng mạnh trở lại, người dân “hốt hoảng”
>>> Thanh long Việt Nam được đánh giá 5 sao tại thị trường Australia