Dự đoán giá cà phê 2021-2022 sẽ ở mức 40.000đ/kg – 45.000đ/kg: Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê nhân trong nhiều năm qua, đóng một phần quan trọng cho sản lượng cà phê nhân trên thế giới. Tính riêng trong năm 2020, Sản lượng cà phê của nước ta xuất khẩu qua đường chính ngạch là 1,650,000 tấn.
Chúng ta gây ấn tượng với thị trường quốc tế bởi trữ lượng và chất lượng cà phê Robusta của mình, đặc biệt chất lượng cafe Robusta ( Loại cà phê bà con hay gọi là cafe Vối) được trồng chủ yếu tại khu vực Tây nguyên, các hiệp hội chất lượng thế giới đánh giá rất cao về chất lượng. Tuy nhiên vài năm gần đây, bà con gắn bó với cây cà phê gặp vô cùng khó khăn bởi giá thấp kéo dài từ vụ này qua vụ khác, thời tiết khí hậu biến đổi thất thường, khiến mùa vụ liên tục không đạt năng suất, bên cạnh đó các chi phí tăng cao như nhân công, phân bón, thuốc thang… Tất cả đã tác động lớn tới cuộc sống của người trồng cafe gặp vô cùng khó khăn. Trước hoàn cảnh đó, không ít bà con đã luân canh đổi cây trồng, phá bỏ bớt vườn cafe của mình để chuyển đổi cây trồng khác, cũng có hộ bỏ mặc vườn tược đi làm công nhân…
Vậy đứng trước những khó khăn như thế, thời gian tới giá cà phê sẽ có tiếp tục hạ hay duy trì ở mức thấp như vài năm gần đây? Với là một người làm trong ngành xuất khẩu cà phê nhân trong 6 năm qua các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc… Tôi cũng có chút kinh nghiệm,tính toán và đưa ra nhận định rằng giá cà phê nhân sẽ dần phục hồi trong thời gian tới. Thông qua các số liệu nhập xuất, tiêu thụ mua bán trên thị trường, thông tin mua bán, sản lượng tồn kho, cung cầu… và các yếu tố vĩ mô khác, Tôi đưa ra nhận định gần rằng giá cà phê nhân sẽ phục hồi trở lại trong niên vụ 2021-2022, và duy trì ở mức cao các năm sau đó. Mức giá cà phê nhân thô sẽ ở mức 40.000vnd/kg tới 45.000đ/kg. Thậm chí có thể xác lập mức giá cao hơn khi nền kinh tế dần có dấu hiệu phục hồi trở lại, và sự bất lợi về thời tiết, khí hậu, sản lượng… vẫn tiếp diễn. Cần phải cảnh báo rằng đây là quan điểm cá nhân tôi, chỉ mang tính tham khảo,Tôi không khuyến cáo hay chắc chắn cho nhận định trên, và bà con trồng cà phê hoàn toàn là người chịu trách nhiệm với việc chăm sóc, tích trữ hàng hoá của mình. Dưới đây là một số dữ liệu tôi đưa ra để bà con người trồng cà phê có cái nhìn tổng quan và lạc quan hơn cho mùa vụ sau.

Hãy cùng nhìn về tình hình chung của thế giới năm 2020
Trong vài năm trở lại đây, người trồng cà phê vô cùng điêu đứng vì ghề trồng cà phê của mình, kéo dài qua Năm 2020, lại là một năm đầy biến động nữa của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sản xuất và kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo đó là sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người dân do khủng hoảng kinh tế, gây ảnh hưởng đến mức tiêu thụ cà phê.
Tuy nhiên, trong nửa tháng đầu năm 2021 lượng tiêu thụ cà phê đã tăng trở lại do dịch covid-19, hầu hết mọi người dành thời gian ở nhà. Chính phủ đã có các chính sách linh hoạt hơn để nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng.

Dựa vào đâu để nói giá cà phê sẽ tăng và phục hồi dần trở lại ?
Giá cà phê nhân sẽ dần phục hồi trở lại sẽ có nhiều lý do đằng sau, hãy xem những lý do dễ nhận thấy và tác động nhanh nổi bật nhất cho sự tăng giá cà phê nhân trong thời gian tới.
Brazil mất mùa
Theo trung tâm khí tượng Rural Clima, trong ngày 20/7/2021 vừa qua, nhiệt độ ở các vùng trồng cà phê của Brazil đã giảm xuống dưới 0 C (32 độ F) trong nhiều giờ, trong đó miền nam Minas Gerais là nơi lạnh nhất kể từ năm 1994, theo Rural Clima. Marco Antonio dos Santos, nhà khí tượng học tại Rural Clima ở Valinhos.
Sự thay đổi khí hậu đột ngột này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cà phê brazil, một nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu là phê.
Ngay lập tức giá cà phê đã biến đổi, cụ thể là Giá cà phê Arabica giao sau tại New York hôm thứ Ba tăng 7,7% lên mức cao nhất kể từ năm 2016, với khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Giá đã mở rộng mức tăng hôm thứ Tư, thêm 3,5%.

=> Thông tin thêm: Cũng theo dự báo của Reuters, sản lượng của Brazil trong vụ 2021/22 sẽ giảm xuống 55,51 triệu bao từ mức 69 triệu bao của vụ trước đó do nước này bước vào chu kỳ cho sản lượng thấp. Các nhà phân tích của Reuters cho rằng, thị trường arabica toàn cầu sẽ thiếu hụt 8,5 triệu bao trong vụ 2021/22, sau khi dư thừa 8 triệu bao trong vụ hiện tại. Mấy năm gần đây tuy diện tích người trồng cafe ở một số nước mở rộng thêm nhờ kỹ thuật và lai giống ở một số nước như Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Malaysia… nhưng so với diện tích bị luân canh tác chuyển đổi cây trồng cũng chẳng bù đắp được chỗ trống đó.
Hiện tại việc Nhập khẩu cà phê vào thị trường EU và Mỹ được dự báo tăng 2 triệu bao lên 49,5 triệu bao và chiếm gần 45% lượng nhập khẩu cà phê thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Brazil (29%), Việt Nam (23%), Colombia (7%) và Honduras (6%). Dự trữ cuối năm dự kiến tăng 1 triệu bao lên 14,5 triệu bao.
Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ hai và dự báo nhập khẩu tăng 2 triệu bao lên 27 triệu bao. Các nhà cung cấp chính gồm Brazil (24%), Colombia (22%), Việt Nam (16%) và Honduras (6%). Dự trữ cuối năm dự báo tăng 500.000 bao lên 7 triệu bao.
Cung không đủ cầu !
Tại Việt Nam cà phê nhân chủ yếu sản lượng chính ở 5 tỉnh Tây Nguyên, hiện đang có rất nhiều vấn đề xoay quanh giá cả sản lượng, mà phần lớn là câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” . Trong vài năm năm gần đây cụm từ trên phải thay đổi lại như sau mới đúng ”Đã mất mùa, còn mất cả giá” .
Thống kê năm 2021 Sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 30,2 triệu bao, giảm 1,1 triệu bao so với vụ mùa năm ngoái. Diện tích canh tác không thay đổi với hơn 95% sản lượng là cà phê Robusta. Lượng mưa từ tháng 2 đến tháng 5 dưới mức trung bình ở nhiều khu vực trồng trọt chính trong khi cây cà phê cần tưới tiêu trong giai đoạn này để đảm tỉ lệ ra hoa và đậu quả.
Giá cà phê thấp khiến nông dân không mấy mặn mà trong việc chi tiêu mạnh tay trong việc tưới tiêu, do đó làm giảm năng suất. Thậm chí còn có những hộ gia đình bỏ vườn, chuyển sang trồng tiêu, điều, cây ăn trái…Đây cũng là một trong những lý do khiến cho cung không đủ cầu.
Từ năm 1994 đến 2001 diện tích trồng cà phê đã tăng nhanh chóng, năm 2001 đạt 565 nghìn ha, gấp 4,56 lần năm 1994. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, diện tích cà phê đã giảm do nông dân không thu được nhiều lợi nhuận từ cà phê.

=> Giải pháp nào cho vấn đề này ?: Về góc độ lâu dài, Đứng ở vị trí người làm xuất khẩu cafe ra nước ngoài, Tôi thấy rằng : Đa phần chất lượng cà phê nhân của nước ta khi xuất ra nước ngoài đều gặp vấn đề kéo chất lượng, không đạt chuẩn khi qua các bài kiểm tra về quy chuẩn chất lượng, và phải chịu giá thấp so với sản lượng của các nước bạn. Nên về lâu dài chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất, chăm sóc để nâng chuẩn chất và giá trị gia tăng là lời giải đáp. Mọi thứ cần được chứng minh rõ ràng trước khi bước ra sân chơi quốc tế phải theo tiêu chuẩn, cam kết bằng giấy tờ. Nhìn thấy vấn đề khó khăn đó, Tôi là một người đại diện cho Công ty Helena.,JSC một đơn vị xuất khẩu cafe đã đề xuất công ty phối hợp trực tiếp với bà con nông dân sản xuất cafe nhằm nâng cao chất lượng và bán ở mức giá cao hơn, hiện công ty chúng tôi đang mở mô hình ở 3 tỉnh : Daklak, Gia Lai và Lâm Đồng, làm theo quy trình chuẩn để nâng cao giá trị chất lượng khi xuất khẩu. Công ty Helena.,JSC thu mua cà phê nhân của bà con theo giá cao hơn thị trường từ 5.000đ/kg tới 10.000đ/kg. Ngoài ra công ty còn hỗ trợ bà con kỹ thuật chăm sóc, bón phân, và nhiều hộ trong hệ sinh thái còn được Công ty Hỗ trợ cả phân bón theo giá thấp nhiều hơn giá mua đại lý… tất cả nhằm giúp đỡ nông dân phần nào gánh nặng trong việc gắn bó sản xuất cà phê. Cái khó khăn của phương pháp sản xuất này là bà con phải thu hái tỉ lệ chín cao, tốn công loại tạp-lá-hạt lép, có sân phơi, phải bảo quản cẩn thận trong quá trình phơi phóng…
Chúc bà con trồng cafe giữ vững niềm tin, đồng hành với cây cafe và có một mùa màng bội thu trong niên vụ mới.
Vui mừng khi thấy giá phê Việt Nam tăng, mong rằng cà phê của chúng ta sẽ đạt đủ năng xuất, đủ sản lượng để gặt hái được nhiều thành công. Giúp ổn định đời sống kinh tế của bà con nông dân và tạo thêm động lực để gia tăng sản xuất trong các mùa vụ sắp tới.
Lê Bá Hải – Giám Đốc bộ phận Bán Hàng XNK Cty Helena.,JSC
—————————-
Thông tin tham khảo:
1: Giá cà phê tăng vọt “không phanh” do Brazil chịu ảnh hưởng nặng nề của
biến đổi khí hậu | Helena Magazine
2: Nguyên nhân giá cà phê tăng “chóng mặt” sau gần 7 năm