Đạo đức nghề bán hàng. Nhiều người bán hàng chỉ lo thổi phồng công dụng sản phẩm để bán được nhiều mà không quan tâm đến chất lượng thực tế và trách nhiệm nghề nghiệp.
Nhiều người nghĩ nghề bán hàng chỉ cần có hàng để bán, mà không nghĩ tới công dụng, trách nhiệm về sau của mình với người mua, với cộng đồng xã hội. Kinh doanh, buôn bán bất chấp mọi thứ, thậm chí còn lạm dụng từ “doanh nhân” cao quý để tự phong hoặc nhầm tưởng đó là vị trí của mình.
Đã là một nghề thì phải có đào tạo, có thời gian trải nghiệm, có hiểu biết thấu đáo, có đạo đức, có trách nhiệm. Vậy mà có những người chưa ngày nào học Y khoa cũng bán, cũng đi tư vấn về thực phẩm chức năng, về dược phẩm. Nhiều người chưa từng, chưa đủ thời gian để trải nghiệm, trau dồi về kiến thức cũng mở spa, phẫu thuật thẩm mỹ, tư vấn làm đẹp…
Không ít người bán hàng có tư tưởng không cần phải học, chỉ cần biết “chém gió” là có thể hành nghề. Họ không có một cái nhìn dài hạn về trách nhiệm, về đạo đức nghề nghiệp. Hy vọng, những tổ chức lớn sẽ có những hành động lớn, những tổ chức nhỏ cũng có hành động nhỏ để tất cả sẽ góp sức vào một cuộc sống và xã hội văn minh, thịnh vượng ở mọi ngõ ngách và khía cạnh của đời sống”.
“Tôi thích khái niệm CSR này từ lâu vì tầm nhìn lâu dài của nó, ít nhiều sẽ mang tới sự công bằng cho thế hệ tương lai. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người đang có góc nhìn thiển cận về CSR, thậm chí lảng tránh và bỏ qua vấn đề này trong kinh doanh. Vì vậy, tôi rất hoan nghênh các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính, các tổ chức cần kiên quyết ngăn chặn và ngừng tài trợ tín dụng hoặc các khoản vay cho các dự án không tuân thủ CSR”
Trách nhiệm xã hội và vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm
Tôi thiết nghĩ đây sẽ là xu hướng tuyển dụng cũng như ứng tuyển của nhiều nhân viên trong tương lai. Nhất là đối với việc thế hệ trẻ như tôi, hiện nay đã quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp”.
Theo Vnexpress