Vào thế kỷ 18, Typica được người Hà Lan vận chuyển đến Đông Nam Á, trong khi người Pháp vận chuyển giống Bourbon đến Île Bourbon, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Madagascar. Vào thế kỷ 19, các nhà truyền giáo người Pháp bắt đầu giới thiệu Bourbon trên khắp châu Phi và châu Mỹ. Lấy tên từ hòn đảo Réunion (khi ấy có tên Bourbon), giống Bourbon với sự ngọt ngào, nhẹ nhàng của mình đã chinh phục biết bao nhiêu thế hệ và trở thành một tượng đài “bất diệt” trong ngành cà phê hiện nay. Vậy Bourbon là gì, có những giống loài gì?
Cà phê Bourbon là gì?
Bourbon là giống cà phê thuộc loài phụ của giống Arabica (một giống đột biến tự nhiên từ Typica có ý nghĩa quan trọng về mặt di truyền trên thế giới). Như đã đề cập, cà phê Bourbon được lấy tên gọi và có nguồn gốc từ hòn đảo Bourbon thuộc Pháp, được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1875. Khi đó, họ lập ra một số đồn điền cà phê để canh tác giống cà phê này.
Về đặc điểm sinh học, Bourbon có xu hướng có một gốc chính duy nhất (nếu gia nhập từ Yemen) và có xu hướng hình thành nhiều thân (nếu gia nhập từ Ethiopia). Trái Bourbon khi chín có thể là màu đỏ, màu cam và màu vàng tùy chủng loại (quả màu đỏ hoặc vàng là phổ biến). Trái cà phê Bourbon thường tròn hơn trái cà phê Typica. Về màu sắc và kích thước của lá thì lá non có màu xanh hay vàng đồng, còn lá trưởng thành lớn hơn lá Typica có dạng rộng và lượn sóng. Các nhánh phụ của Bourbon thường phát triển ở một góc khoảng 60° so với thân chính.

Cây cafe Bourbon phát triển tươi tốt ở độ cao 1.100m (có thể đến 2.000m) so với mực nước biển. So với giống cà phê Typica thì Bourbon cho năng suất cao hơn từ 20- 30% (chất lượng cà phê thì tương tự). Tuy có khả năng sinh trưởng và lợi nhuận kinh tế cao nhưng cafe Bourbon thường dễ bị bệnh và sâu bệnh.
Ngoài ra, một điểm đặc trưng ở giống cà phê này là hương vị cuối cùng của chúng sẽ luôn phụ thuộc vào độ cao, điều kiện thổ nhưỡng, chất dinh dưỡng, phân bón và kỹ thuật canh tác để cho ra kết quả tốt nhất. Chính vì vậy tuy trồng cùng một vùng đất nhưng hương vị cà phê Bourbon sẽ có sự chênh lệch khác nhau, có những vụ, hương vị thơm ngon nhưng cũng có những vụ cà phê xấu, chất lượng kém hơn.
Cà phê Bourbon trên thế giới
Ngày nay, ở Mỹ Latinh việc sản xuất cà phê vẫn còn dựa trên một số lượng lớn các các giống Typica và Bourbon. Có mặt tại châu Mỹ lần đầu tiên vào năm 1860 ở miền nam Brazil, và từ đây Bourbon đã được nhân giống tại phía Bắc Mỹ và đến Trung Mỹ. Ngày nay giống cà phê này được trồng ở một số vùng bao gồm: Colombia, Brazil, Costa Rica, Guatemala, Tanzania, Cộng hòa Dominican, Haiti, Rwanda, Burundi, El Salvador, Nước Malawi, Nicaragua, Mexico, Sumatra, Puerto Rico, Papua New guinea, Peru, Châu Úc.
Ngày nay, trong 40% sản lượng cafe tại Brazil thì có đến 97,55% giống cà phê bắt nguồn từ Bourbon và Typica.

Cà phê Bourbon Đà Lạt
Bạn biết không? Bourbon được trồng tại Đà Lạt được đánh giá là dòng cà phê có giá trị cao nhất Việt Nam và có chất lượng hương vị sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới hiện nay. Đây cũng được xem là loại cà phê quý hiếm, ở Đà Lạt hiện chỉ còn khoảng 500 cây (theo tổng hợp của các chuyên gia cà phê Việt Nam và Nhật Bản).
Tương tự như giống Typica, Bourbon cũng được người Pháp đưa vào Việt Nam vào năm 1875. Họ lập nhiều đồn điền cà phê để canh tác theo dạng trang trại trồng trọt. Thời gian sau này giống cà phê này được đổi tên thành “cà phê Moka” hay Mocha – lấy theo tên gọi của cảng Mocha ở Yemen.
Cà phê Bourbon Đà Lạt sau khi thu hoạch và chế biến, được tung ra thị trường với thương hiệu “Arabica du Tonkin” cực kỳ nổi tiếng thơm ngon một thời.
Hương vị của cà phê Bourbon
So với các giống cà phê khác thì hạt từ các cây cà phê từ cây Bourbon có xu hướng giàu vị ngọt, vì là giống cà phê có hàm lượng tính axit hữu cơ phong phú nên nó có hương vị phức tạp và tinh tế khi đan xen một chút chua thanh (độ chua ít hơn Typica), tuy nhiên hương vị Bourbon sẽ tùy thuộc vào nơi chúng được trồng. Và theo nhận định chung của nhiều người thì Bourbon là một giống cà phê có mùi thơm hấp dẫn vô cùng, có thể nói là “hoàng hậu” của các loại cà phê. Khi thưởng thức cho cảm giác về vị trong miệng rất thích thú, có sự quân bình, hậu vị chua rất ngon, rất thanh, sành điệu.
Những lưu ý khi trồng giống cà phê Bourbon
Bourbon là một giống dễ bị bệnh, đòi hỏi kỹ thuật trồng trọt cao và điều kiện trồng trọt lý tưởng ở El Salvador là trồng trong bóng râm, vì nó cho phép cây cà phê sinh trưởng tốt, có thể ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng. Và cà phê được hái ở độ chín tối ưu, điều này thường dẫn đến sản lượng thấp nhưng chất lượng cao hơn.
Sau khi Bourbon được thu hoạch, các phương pháp lên men được sử dụng để chế biến được lựa chọn cẩn thận, vì phương pháp chế biến có thể ảnh hưởng đến các thuộc tính và đặc điểm của Bourbon chế biến bằng phương pháp tự nhiên và mật ong sẽ được thực hiện trong điều kiện khí hậu thu hoạch khô, ít hoặc không mưa có nghĩa là đường của nó sẽ không bị rửa trôi. Bourbon cũng có thể phù hợp với phương pháp chế biến ướt hoặc lên men kép. Tuy nhiên, việc này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn.
Lưu ý khi rang cà phê Bourbon
Giống Bourbon rất đậm đặc, nhiều glucose và có thành phần hóa học phức tạp, nên nó đòi hỏi sự cẩn thận trong quá trình rang. Các nhà rang xay có thể quản lý điều này bằng cách kiểm soát nhiệt độ nạp vào lúc bắt đầu rang, để phát triển độ ngọt và body mềm mượt của Bourbon. Rang các mẻ nhỏ ở nhiệt độ nạp cao trong thời gian ngắn hơn là điều kiện rang lý tưởng.
Lời kết
Sản lượng Bourbon tại Việt Nam hiện nay rất thấp, hầu như chỉ tập trung chủ yếu ở tại Đà Lạt. Bourbons là một giống cà phê có hương vị đặc biệt, nhưng để sản xuất chúng cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc, cũng như chú trọng quá trình rang. Chính sự đặc biệt này nên loại cà phê này tại Việt Nam nói chung và tại Đà Lạt nói riêng được rất nhiều khách du lịch, đối tác quốc tế đánh giá cao và săn tìm.
Để thưởng thức một tách cà phê Bourbon chính hiệu và đúng điệu hãy liên hệ với Helena Coffee ngay nhé!
Helena Magazine
>>> Danh sách các giống cà phê
>>> Khám phá các giống cà phê nổi tiếng của Kenya: SL-28 và SL-34
>>> Kỹ thuật công nghệ giúp diệt trừ các loại sâu bệnh hại cây cà phê như thế nào?